Hotline : 0976 234 290

Địa chỉ : 27 Trung Mỹ Tây 2A, Trung Mỹ Tây, Q. 12, Tp.HCM

Câu chuyện hay về ứng xử với gia đình chồng – Câu chuyện tôi viết dưới đây là một câu chuyện có thật

Một buổi sáng thứ 2 đầu tuần, cô gái trẻ trong văn phòng hẹn tôi đi ăn cùng. Năm đó Linh hai bảy tuổi, xinh đẹp, công việc đã ổn định, hai bằng cấp, công việc nhẹ nhàng ít áp lực, đồng nghiệp dễ chịu. Linh xin tôi một lời khuyên khẩn cấp!

Linh kể, hôm qua chủ nhật, người yêu chở Linh về quê ra mắt gia đình. Trong lúc mang bộ ấm chén ra rửa ngoài sân để chuẩn bị pha trà, Linh đã vô tình đập vỡ quai một cái tách uống trà. Linh rất xấu hổ và lo sợ, sợ bố mẹ chồng chê, đánh giá vụng về, đoảng, thiếu ý tứ. Linh cũng sợ bị đánh giá, bị chê, bố mẹ anh ấy không nói gì nhưng đều nhìn vào cái tách sứt.

Linh định mua bộ ấm chén mới đẹp hơn đền cho nhà anh ấy. Tuần sau về quê, Linh mang về biếu hai bác. Linh định hỏi chị, nên mua bộ thế nào, Linh định mua 1 bộ ấm chén của Tàu độ 700k nhưng có nên mua hẳn bộ Minh Long hơn triệu cho nó đẹp không? Nên nói thế nào khi mang về biếu, để nhà anh ấy hài lòng, bỏ qua?

Tôi thấy vừa vui, vừa thương cô gái. Vui vì cô ấy đang hỏi ý tôi. Và thương vì tôi cũng từng trải qua cảm giác của cô ấy: Mối tình đầu, ra mắt bố mẹ anh, vụng về, lỡ sai sót gì đó, dằn vặt lo lắng, rồi tìm cách chuộc lỗi.

Tôi hỏi: Linh có định lấy anh này làm chồng không?

Dạ có, Linh cũng sắp 25 tới nơi rồi, anh ấy tốt, yêu thương, gia đình cũng có vẻ bình thường như nhà Linh, mọi thứ đều đang ổn, cho đến lúc Linh đi rửa bộ ấm chén!

Ý nghĩa tuổi 25

Tôi bảo, sao Linh không nhân tiện đập vỡ thêm một hai cái chén nữa?

Hả, chị bảo cái gì ạ?

Thì đằng nào cũng sứt quai rồi, đập một phát cho nó vỡ luôn. Linh quý hơn hay cái tách uống nước trà quý hơn?

Ôi, sứt quai thôi Linh đã sợ hãi, suy nghĩ lo lắng cho tới giờ, sao Linh lại tự nhiên đi đập cho vỡ thêm ạ?

Thế Linh có muốn phép thử nhà chồng tương lai của Linh không? Chồng thì Linh phép thử lúc nào cũng được, nhưng bố mẹ chồng không phép thử bây giờ thì Linh đợi bao giờ?

Bí quyết làm Chồng luôn yêu bạn

Tôi ngồi phân tích một hồi (ứng xử với gia đình chồng):

Rõ ràng người thì quý hơn ly chén, đúng không? Ai chẳng có lúc nhỡ tay? Ai chẳng có lúc lúng túng vụng về, nhỡ tay? Dâu trẻ hoặc con dâu tương lai cứ ra mắt là xông pha nhận làm, nhận rửa, nhận việc là sai! Tôi là khách, tôi chỉ làm đúng những gì tối đa là tương đương với chủ thôi! (Cưới rồi tính sau). Ví dụ, chủ nhà ngồi xơi nước trà, ko bao giờ con dâu tương lai cắm mặt vào bếp hoặc đống bát! Vì thế, Linh không việc gì phải cảm thấy áy náy! Làm là tốt, có làm có sai, sai thì sau này sửa! Vậy chị khẳng định, Linh không có sai sót gì phải “chuộc lỗi” khi lỡ làm sứt bộ ấm chén. Kể cả bộ ấm chén đó là đồ gia bảo, là của quý nhà anh ấy, thì lỗi là ở anh ấy và bố mẹ chồng! Đồ quý phó thác vào tay người ngoài, lỗi ở nhà họ chứ!

Nếu đồ quý thật, họ sẽ phải cùng ngồi rửa với tôi, chỉ dẫn, cùng làm cùng nói chuyện, nhân tiện kể sự tích bộ ấm chén. Thế có phải là họ biết ăn ở cư xử không? Con dâu tương lai cần biết điều, thì bố mẹ chồng tương lai cũng cần biết điều!

Vậy nha! Giờ tại sao lại đập thêm? Linh phép thử cái gì ở đấy?

Linh phép thử nền tảng văn hóa của gia đình, chuẩn mực cư xử của gia đình!

Nếu họ là gia đình lịch sự, họ sẽ bỏ qua cho dù Linh đánh rơi nguyên cả bộ ấm chén!

Nếu họ là gia đình có bản lĩnh văn hóa, có hiểu biết, có lòng bao dung, có tình yêu thương, họ sẽ còn nói đùa vài câu cho Linh đỡ ngượng. Ví dụ: Ôi điềm may mắn quá, vỡ đồ sứ là điềm may mắn rồi, đám cưới còn phải đập vài cái vò, cái bát lấy may (nhiều địa phương giao thừa còn ném bát vỡ). Vỡ gương là điềm rủi còn vỡ bát, tách, đồ sứ là điềm rất may mắn! Hoặc bố mẹ anh ấy có thể nói, đúng là bạn gái thằng Z nhà tôi, giống nó y hệt! Hồi Z nhỏ, nhà bác không có lấy một bộ ấm chén, toàn cọc cạch thôi, vì nó cứ vớ là rơi, là vỡ v.v…

Bạn đã từng xem phim Sống chung với mẹ chồng lần nào chưa? Nếu chưa, tôi khuyên bạn nên xem nó.
—Sống chung với mẹ chồng là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Đài Truyền hình Việt Nam do NSƯT Vũ Trường Khoa đạo diễn. Bộ phim được lên sóng tập đầu vào ngày 5 tháng 4 năm 2017 và tập cuối vào ngày 30 tháng 6 năm 2017 trên kênh VTV1.

Chữa ngượng không phải việc của Linh, là việc của bố mẹ chồng tương lai của Linh. Cơ hội đầu tiên họ tạo ra lòng biết ơn và cảm giác hạnh phúc trong lòng Linh! Cảm giác gia đình ở trong Linh! Không đúng sao?

Còn nếu họ cười khẩy, nói mỉa, chì chiết, nói sau lưng, nói xấu, Linh biết phải làm gì rồi đấy! Hãy cảm ơn một hai chiếc tách vỡ cho Linh thấy ngay lối sống của nhà anh ấy! Anh ấy có thể rất tuyệt, nhưng bố mẹ chồng chính là bản sao tương lai hôn nhân của Linh!

Tiếp theo nhé: Không phải đền! Vì Linh không nợ gì cả!

Linh định đền bộ ấm chén mới ư? Điên à? Không đập thêm thì thôi lại định đi đền bộ mới? Chỉ có vay ai tiền thì phải trả đúng bằng tiền, hi hi. Còn đây là tình, là thể diện, là sĩ diện, là tình cảm, là thiện cảm cơ mà! Linh bê bộ ấm chén mới đến biếu, không nói ra, ai cũng nghĩ ngay tới cái chén sứt tuần trước! Nó đã vứt vào trong sọt rác rồi, sao Linh còn moi nó ra trong tâm trí cả nhà?

Vậy tuần sau Linh mang gì về nhà anh ấy? Mang thứ gì mà Linh quan sát thấy nhà anh ấy thiếu, và nhà anh ấy cần! Ví dụ nhé, một bình nước siêu tốc, một cái nồi lẩu điện nếu nhà anh thiếu, không thì một cân trà thật ngon, bảo là cháu mua cho bố cháu trà này rất ngon, nên cháu lấy thêm một cân cho nhà tôi ạ, cháu biếu hai bác uống thử!

Hay là biếu một thứ đặc sản nào đó, thậm chí, một mẻ cá tôm đặc sản, bịch to trái cây đặc biệt, hay một cây hoa hồng thật đẹp mang về trồng trong vườn!

Linh biết vì sao không? Vì đó là những thứ rất nhỏ bé nhưng xây nên một gia đình ấm cúng! Linh mang thứ gì đó mang lại cảm giác ấm cúng! Điều đó tự nhiên và tạo thiện cảm. Trong khi, bộ ấm chén mới thì chỉ được coi là một thứ bồi thường!

Trong khi mong bố mẹ anh ấy bỏ qua lơ đễnh của Linh, tự Linh cũng phải biết bỏ qua cho bản thân Linh!

Mà Linh không thấy, mấy thứ chị nói, còn đắt hơn bộ chén Tàu 700k à? Thì lẽ thường mà, thực ra, chị cũng nghĩ nên mang về cái gì đó để đền, một món quà nào đó, (nên tất nhiên phải lớn hơn khoản tổn thất). Nhưng, món quà đó phải có rất nhiều tình yêu!

Ký ổi, ký na tốt hơn bộ chén sứ Minh Long triệu đồng nhiều lần đó cô gái!

(P/S: Cô gái ấy, giờ đã lấy chàng trai ấy, đang sinh nhật con, và sống hạnh phúc ở nước ngoài. Cảm ơn Linh đã tin cậy chị.)

===========================================================

thư gửi con gái yêu của mẹ

BỨC THƯ MÁ GỬI CON GÁI!

—————–

Gửi con gái yêu của Má

Hôm qua, chị họ con vừa mới ly hôn rồi, lúc Má gọi video kể cho con nghe, con còn ngạc nhiên và nghi ngờ hỏi lại Má: “Sao có thể như thế được?”

Má có thể hiểu cảm giác của con, bởi vì lúc trước chị họ con và chồng cô ấy thương yêu nhau nhiều đến chừng nào, chúng ta đều nhìn thấy. Nhưng con nhất định không biết rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến họ ly hôn không phải vì do Má chồng chị họ con làm khó cô ấy như con nghĩ đâu, mà là do chồng cô ấy khi đối diện với cảnh cãi nhau giữa Má chồng nàng dâu thì không hề can ngăn hay phân xử, mà chỉ biết khoanh tay đứng nhìn.

Lúc trước nghe chị họ con nói, mỗi lần cô ấy xảy ra mâu thuẫn với Má chồng, chồng cô ấy đều khuyên cô ấy nên nhường nhịn một chút, vấn đề mâu thuẫn Má chồng dù có thể giải quyết bằng cách nhường nhịn đi nữa, thì về lâu về dài, lại xảy ra vấn đề giữa hai vợ chồng rồi.

Nói thật lòng, bây giờ mỗi lần nhìn thấy chị họ con tiều tụy như vậy, Má lại không kiềm lòng được mà nghĩ đến con.

Năm nay, con đã 19 tuổi rồi, qua vài năm nữa sắp có bạn trai, kết hôn, rồi lại sinh con. Má rất mong con có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tốt đẹp, có thể tìm được một người đàn ông thật lòng bầu bạn và che mưa chở nắng cho con đến cuối đời.

Má không thể ở bên con suốt cuộc đời, nên Má mong rằng khi con tìm bạn đời, nhất định phải tìm hiểu thật kĩ đối phương.

Thật ra, một người đàn ông có đáng để con gả cho anh ta hay không, ít nhiều gì có thể nhìn ra từ gia đình anh ta.

Trong một gia đình, mối quan hệ quan trọng nhất là gì?

Bằng 19 năm kinh nghiệm trong hôn nhân của Má, Má cảm thấy đó chính là mối quan hệ giữa vợ và chồng.

Má luôn tin rằng, khi mỗi đứa trẻ đến với thế giới này, chúng đều là một tờ giấy trắng. Phận làm cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên người. Chúng ta dạy cái gì, sẽ quyết định con trẻ lớn lên thành người thế nào.

Trong hôn nhân cũng như vậy, trạng thái hôn nhân của ba Má thế nào, sẽ in dấu ấn trong cuộc đời con trẻ, cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc chọn lựa hôn nhân của chúng trong tương lai.

Trước đây Má từng đọc qua một câu chuyện, và có ấn tượng khá sâu sắc về nó, câu chuyện thế này:

“Có một anh chàng từ nhỏ đã lớn lên trong gia đình gia trưởng, cha anh ta rất cố chấp, mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà đều phải được ông ấy đồng ý mới được làm. Mà Má anh ấy lúc nào cũng trầm lặng, ít nói và khá nhu nhược. Từ nhỏ, anh ta đã rất sợ cha mình, nhưng anh ta lại hi vọng mình có thể kiểm soát mọi thứ như cha anh ấy. Vì vậy, sau này khi anh ta kết hôn, anh ta muốn nắm hết quyền hành trong nhà, nếu vợ làm sai gì đó, anh ta liền trực tiếp la mắng.

Tình yêu, cũng chính là một vòng luân hồi y như vậy.

Thái độ mà cha anh ta đối xử với Má anh ta, ảnh hưởng đến nhận thức về hôn nhân của anh ta, khiến anh ta cũng đối xử với vợ mình như cha anh ấy.

Má không ủng hộ một cuộc hôn nhân như thế.

Trong một gia đình lành mạnh, thứ đầu tiên nên làm là tôn trọng.

Khi người cha biết tôn trọng người Má, sau này khi con trai lớn rồi, cũng sẽ biết cách tôn trọng vợ mình.

Con gái, con nên nhớ lời Má: tìm bạn đời phải tìm được người biết tôn trọng con.

Nếu con vẫn chưa hiểu rõ hết về con người anh ta, thì hãy nhìn xem cách cha anh ta đối xử với Má anh ta thế nào. Như vậy, ít nhất cũng có thể nhìn ra được, cách giáo dục của nhà họ ra sao.

“Tất cả các mối quan hệ trên thế giới này đều đi theo hướng tương phùng, chỉ có mối quan hệ giữa cha Má và con cái là đi theo hướng ly biệt.”

Lúc Má mới sinh con ra, có đôi khi Má còn nghĩ rằng, muốn giữ con ở lại bên cạnh Má cả đời này. Nhưng khi nhìn thấy con dần trưởng thành rồi, Má lại dần thay đổi, thấy con từng bước nỗ lực đuổi theo cuộc sống mà con mong muốn, Má cũng bắt đầu hiểu được: Tình yêu của cha Má với con cái, có đôi khi cách biểu đạt tốt nhất là buông tay.

Hai năm qua, có một cụm từ rất nổi trên mạng, gọi là “đứa trẻ khổng lồ.”

Từ ngữ này dùng để hình dung một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình quá yêu thương, chiều chuộng anh ta. Nên đến khi anh ta lớn lên, anh ta vẫn không thể thoát khỏi vỏ bọc của một đứa trẻ. Dù nhìn bề ngoài anh ta vẫn kết hôn sinh con, có sự nghiệp và cuộc sống riêng, nhưng đó đều nhờ có gia đình giúp đỡ. Còn mỗi lần đụng chuyện khó khăn, anh ta đều bối rối và không biết cách giải quyết.

Làm vợ người đàn ông thế này, không chỉ mệt mỏi sức lực, tinh thần, mà còn dễ xảy ra tranh chấp gia đình.

Còn có một loại trường hợp nữa, là cha Má quá thờ ơ với con cái.

Lúc trước khi Má còn làm giáo viên, từng gặp một học sinh sống nội tâm, lúc nào cũng đơn độc một mình. Lúc đầu Má tưởng thằng bé bị bạn bè tẩy chay, nhưng sau khi tìm hiểu mới biết, là do đứa trẻ tự mình khóa chặt lòng, không muốn kết bạn với ai, chỉ muốn sống trong thế giới riêng của mình.

Mà lý do là vì sau khi cha Má thằng bé ly hôn, để thằng bé sống một mình với người giúp việc, chỉ gửi tiền sinh hoạt hàng tháng mà không hỏi han là gì.

Tuổi thơ thế này, có thể cậu bé đó phải trải qua 10 năm hoặc hơn thế nữa mới có thể thoát ra được.

Thế nên con gái à, trước khi gả cho người ta phải nhớ xem xét thái độ cha Má anh ta đối xử với anh ta thế nào nhé.

Ở thế hệ của ba và Má, trưởng bối thường rất nghiêm khắc.

Nhớ lúc Má còn trẻ, vì quá bận rộn, nên đầu óc rất hay quên. Ngay ngày đầu tiên đến gặp ông bà nội con, Má quên đem quà theo, nên đành mua trái cây bên lề đường đến biếu hai người.

Nhưng sau đó Má lại nghe ba con nói, ông bà nội con có ấn tượng rất tốt với Má, còn khen Má nữa.

Lúc đó Má cảm thấy rất có lỗi, cũng biết ơn rất nhiều. Bởi vì Má đã từng thấy qua rất nhiều cha Má chồng ghét bỏ, chê bai con dâu nghèo, hoặc ngoại hình không đẹp… Dù họ không nói trước mặt con trai họ, nhưng họ cũng nói khéo cách nghĩ của mình.

Giống như gia đình cô bạn thân của Má đấy. Lúc đầu, Má chồng cô ấy không muốn con trai mình lấy cô ấy vì nhà cô ấy nghèo. Nhưng sau đó vì con trai cứ thuyết phục mãi, bà mới miễn cưỡng đồng ý.

Tuy vậy sau khi kết hôn rồi, cô ấy sống không hạnh phúc chút nào, chỉ một lỗi nhỏ, Má chồng liền đem ra mắng cô ấy nhiều lần.

Sau đó, cô ấy cũng ly hôn rồi.

Vì vậy, trước khi kết hôn, con nhất định phải để ý kỹ thái độ của nhà chồng đối với con nhé.

Má biết, không phải ai cũng có quyền lựa chọn nơi mình sinh ra, Má không có quyền phản đối hay ghét bỏ người con thích, con chọn làm chồng. Nhưng là một người Má, Má có thể mang tiếng ích kỷ, tư lợi, nhưng Má thật lòng mong con hạnh phúc.

Má rất mong mọi điều xấu xa, khổ sở trên thế giới này đều cách xa con ra.

Má cũng mong rằng con có thể sống thuận lợi, bình an và vô tư đến hết đời.

Yêu con, con gái của Má!

Chat Zalo
Chat Facebook
0976 234 290